Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
Search

Tin Thể thao trong nước

Tin tức thể thao quốc tế

Con số và sự kiện

Sea Games

Thông báo


Thể thao quốc tế
Thể thao Việt Nam
Bộ trưởng bộ Văn hóa thể thao du lịch Hoàng Tuấn Anh :ASIAN GAMES 18 LÀ DẤU ẤN LỊCH SỬ CỦA VIỆT NAM
Bộ trưởng bộ Văn hóa thể thao du lịch Hoàng Tuấn Anh :ASIAN GAMES 18 LÀ DẤU ẤN LỊCH SỬ CỦA VIỆT NAM
27/02/2014 13:13
Sự kiện Việt Nam giành quyền đăng cai Asian Games 18 đã thu hút được sự quan tâm của đông dảo dư luận cả nước. Trước sự quan tâm và chia sẻ lớn này,Bộ trưởng bộ VH, TT & DL Hoàng Tuấn Anh đã trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình Việt Nam trng chương trình “Dân hỏi- Bộ trưởng

Sự kiện Việt Nam giành quyền đăng cai Asian Games 18 đã thu hút được sự quan tâm của đông dảo dư luận cả nước. Trước sự quan tâm và chia sẻ lớn này,Bộ trưởng bộ VH, TT & DL Hoàng Tuấn Anh đã trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình Việt Nam trng chương trình “Dân hỏi- Bộ trưởng trả lời” về tầm quan trọng của sự kiện Asian Games 18 với Việt Nam, khả năng đăng cai đại hội cũng như vấn đề sử dụng các công trình sau Asian Games (ASEAN).Báo TTVN đăng trọn vẹn cuộc phỏng vấn nhằm đem lại cho người dân cả nước một cái nhìn đúng đắn và xác thực về sự kiện này.

-         Thưa Bộ trưởng, Việt <st1:place w:st="on">Nam đã lần lượt vượt qua các đối thủ để giành quyền đăng cai ASIAD 2019. Tuy nhiên giờ là thời điểm chúng ta sẽ phải tính đến kế hoạch chuẩn bị cho ASIAD. Vậy những mục tiêu nào mà chúng ta cần phải hướng tới khi đăng cai ASIAD và chúng ta đang bắt đầu chuẩn bị những gì cho đại hội, thưa Bộ trưởng?

-         ASIAD là một sự kiện thể thao lớn thứ hai thế giới được tổ chức 4 năm 1 lần dưới sự giám sát của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và Hội đồng Olympic Châu Á (OCA). Việc đăng cai ASIAD 18 không chỉ thưc hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình,hợp tác và phát triển, khẳng định Việt Nam là bạn đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế mà còn nhằm triển khai thực hiện nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính Trị và Chiến lược phát triển Thể dục Thể thao Việt Nam đến đầu năm 2020. ASIAD 18 là dấu mốc lịch sử, có ý nghĩa to lớn về chính trị, KT-XH, văn hóa, ngoại giao, nhằm hướng tới các mục tiêu: Về chính trị, khẳng định vị thế chính trị, ngoại giao của Việt Nam trên trường quốc tế, là cơ hội hết sức quý giá để quảng bá hình ảnh đất nước; Về kinh tế, thúc đẩy thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của Hà Nội và các địa phương góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, đất nước; Về VH- XH, nhân dân được hưởng thụ một sự kiện thể thao có quy mô lớn nhất châu lục và những giá trị ừ những công trình phúc lợi về TDTT, nâng cao sức khỏe và giải trí lành mạnh, hạn chế tiêu cực xã hội; Về thể thao, thực hiện chiến lược phát triển TDTT, tạo cơ hội thuận lợi để mở rộng và phát triển phong trào TDTT quần chúng, phát triển và nâng cao thành tích các môn thể thao, tăng cường và nâng cấp một bước cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên môn.

          Hiện nay, Bộ VH,TT & DL và các cơ quan, địa phương liên quan đang khẩn trương xây dựng Đề án tổ chức ASIAD 18 với các nội dung: Xây dựng ban chỉ đạo, Ban tổ chức, các Tiểu ban giúp việc cho Ban chỉ đạo và Ban tổ chức; xây dựng kế hoạch tổ chức tổng thể; Xây dựng lực lượng VĐV, Xây dựng cơ sở vật chất, dịch vụ kỹ thuật phục vụ thi đấu; xây dựng kế hoạch tuyên truyền quảng bá, vận động tài trợ.

-         Thưa bộ trưởng, liên quan đến mức kinh phí dự trù 150 triệu USD cho kỳ Đại hội này, đã có không ít những bức thư bày tỏ băn khoăn của người dân gửi về chương trình “Dân hỏi- Bộ trưởng trả lời”, rằng trong bối cảnh ngân sách của chúng ta eo hẹp như hiện nay, việc sử dụng chi phí đó như thế nào cho hiệu quả là vô cùng quan trọng. Vậy nguồn kinh phí này sẽ được lấy từ đâu và Bộ dự trù chi như thế nào trong mức 150 triệu USD đó?

-         Đề án vận động đăng cai ASIAD 18 dự trù kinh phí khoảng 3000 tỷ đồng, tương đương 150 triệu USD từ ngân sách nhà nước, trong đó dự kiến phân bổ cho các hạng mục: Xây dựng mới một số công trình thể thao thiết yếu; Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp một số công trình thể thao trọng điểm hiện có (hiện có từ 80-85% cơ sở vật chất, còn lại chỉ xây mới các cơ sở vật chất thiết yếu nhất, còn lại sẽ khai thác nguồn lực xã hội hóa). Kế hoạch vận động đăng cai thành công ASIAD 18 diễn ra trong bối cảnh quy hoạch Thủ đô Hà Nội đang phát triển mạnh mẽ nên các công trình thể thao Hà Nội xây dựng sẽ được khai thác sử dụng vào ASIAD 18. Các công trình này bao gồm 10 SVĐ, 2 cụm bể bơi, 4 trường bắn súng, bắn cung, 25 NTĐ đã có, 3 NTĐ đang xây dựng, 3-4 công trình thi đấu dự kiến xây dựng thêm, 7 sân thi đấu lần xây mới, 1 làng VĐV ASIAD (dự kiến xây dựng tại Gia Lâm, Hà Nội theo phương án xã hội hóa).

Ngoài ra, một phần kinh phí trong đề án nhằm đáp ứng công tác tổ chức Đại hội (Chuyên môn- kỹ thuật; Hậu cần, dịch vụ; Tài chính; Giao thông); Thông tin và tuyên truyền; An Ninh; Lễ tân, đón tiếp; Khai mạc, bế mạc; Y tế và Kiểm tra Doping; Tổ chức và Điều hành; Môi trường; Thủ tục nhập cảnh và Hàng hóa; Công tác Vận động tài trợ…)

    Riêng các khoản kinh phí về chuẩn bị lực lượng VĐV sẽ được phân bổ trong kinh phí chi thường xuyên của Bộ cũng như của các địa phương, nghành liên quan, không tổng hợp trong nguồn kinh phí tổ chức Đại Hội. Nếu được phê duyệt, kinh phí phân bổ được chia đều từ nay đến năm 2019.

-         150 triệu USD là số tiền lớn trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay nhưng ngược lại thì đó là số kinh phí được xem là khá khiêm tốn để chi cho một đại hội tầm cỡ  như ASIAD. Vì theo thống kê thì để chi cho một kỳ Đại hội như thế này, con số sẽ không dưới 3 tỷ USD, thậm chí ASIAD gần đây nhất là tại Quảng Châu, Trung Quốc năm 2010, thì nước này đã chi tới 17,18 tỷ USD. Hay ASIAD sắp tới tại Hàn Quốc, số tiền đầu tư ước đoán là đã tăng tới trên 110% so với dự trù ban đầu. Vậy Bộ VH, TT & DL có lo ngại rằng sẽ có không ít khoản phát sinh từ mức 150 triệu USD như hiện nay không?

-         Kế hoạch vận động đăng cai ASIAD 18 dựa trên quan điểm tận dụng tối đa cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật đang có khoảng 80-85%, sử dụng các công trình thể thao của Thủ đô theo quy hoạch; hạn chế tối đa việc xây dựng mới, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực ngoài Ngân sách Nhà nước. Theo kinh nghiệm tổ chức các Đại hội thể thao lớn như ASIAD hay Olympic, kinh phí Đại hội có thể phát sinh từ 10-30%. Song nếu kết hợp, lồng ghép hài hòa giữa mục tiêu tổ chức ASIAD với việc thực hiện quy hoạch phát triển thủ đô Hà Nội, với mục tiêu phát triển Kinh tế- Xã hội của từng địa phương và của cả nước, thì khả năng phát sinh kinh phí là không lớn.

-         Theo thống kê thì không ít các nước đều bị lỗ cho các kỳ ASIAD. Ví dụ như Thái Lan năm 1998 hay Hàn Quốc năm 2020. Vậy Bộ VH, TT & DL đã tính đến điều này chưa và dự tính sẽ thu về bao nhiêu từ ASIAD 2019?

-         Có nhiều dự án đầu tư không thể tính lãi hay lỗ ngay lập tức được mà phải có sự phân biệt cụ thể. Nhiều khi đầu tư dự án của một nghành sẽ góp phần làm lợi cho các nghành khác và điều này đã được đánh giá khách quan của một số chuyên gia, những người có trách nhiệm:

        “Giành được quyền đăng cai Asian Games 18 là một thành công của nước ta” (GS Nguyễn Minh Thuyết- Nguyên Phó Chủ nhiệm UBVHGDTNTNNĐ); “Nếu bỏ qua cơ hội này thì  không biết bao giờ Việt <st1:country-region w:st="on">Nam mới có cơ hội” (Nguyên phó chủ nhiệm UBTDTT Đoàn Thao).</st1:country-region>

        “ Sự kiện này đã góp phần quan trọng trong việc khẳng định và nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế,  không chỉ riêng về chính trị, kinh tế mà còn trên lĩnh vực văn hóa, thể thao. Đó là niềm tự hào, vinh dự và những ai là người Việt <st1:country-region w:st="on">Nam cũng có quyền tự hào về việc đó</st1:country-region>

           Đây là lần đầu tiên trong lịch sử và là cơ hội tốt để các VĐV, HLV được cọ xát hơn trên trường quốc tế ngay trên sân nhà; thông qua sự kiện này, hạ tầng cơ sở sẽ được quan tâm, đầu tư nâng cấp và phát triển hơn. Đó là “nguồn” hạ tầng cơ sở vô giá mà chúng ta có được và được sử dụng trong nhiều năm sau Asian Games 18.

         Qua sự kiện này, không chỉ nghành Thể thao được hưởng lợi mà nó sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển của rất nhiều nghành, lĩnh vực khác như hàng không, du lịch, giao thông vận tải và các loại hình dịch vụ khác, nhất là du lịch. Vì Thể thao gắn rất liền với du lịch, thúc đẩy du lịch và ngược lại. Đấy là bài toán kinh tế kép và lợi ích kép.

     Trong thời điểm này xuất hiện sự băn khoăn là điều dễ hiểu và chính đáng. Tuy nhiên, những băn khoăn đó chúng ta hoàn toàn có thể xử lý và khắc phục được. Bởi vì, kinh phí bỏ ra ban đầu không mất đi, toàn bộ cơ sở hạ tầng vẫn là của chúng ta, không đi đâu mất. Thêm vào đó, có nhiều nguồn lực kinh phí khác có thể bù lấp lại như: dịch vụ hàng không, dịch vụ du lịch, bản quyền truyền hình… Ngoài ra, việc hình ảnh đất nước, con người, giá trị văn hóa của Việt Nam được tuyên truyền, quảng bá, làm cho thế giới hiểu hơn về chúng ta… là vô giá. Do vậy, băn khoăn là cái có lý nhưng cái lợi ích đạt được lớn hơn cái băn khoăn rất nhiều”       (Phó chủ nhiệm UBVHGDTNTNNĐ Lê Như Tiến).

     Như vậy, ASIAD là một sự kiện thể thao sẽ đem lại lợi ích to lớn trên nhiều phương diện trong dài hạn, không chỉ tính lợi ích kinh tế trước mắt.

     Chúng ta đã biết qua việc tổ chức SEA Games 22-2003, ASIAN Indoor Games III- 2009, vì thế đất nước, vị thế của thể thao Việt Nam và diện mao của thủ đô Hà Nội đã đổi thay tích cực như thế nào. ASIAD là một sự kiện lớn hơn rất nhiều so <st1:place w:st="on">với SEA Games 22.

     Đề án vận động đăng cai ASIAD đã sơ bộ dự kiến kinh phí từ các nguồn : NSNN, XHH và các khoản thu khác. Trong đó, thu được khoảng trên một nghìn tỷ đồng (bao gồm thu từ đóng góp của các đoàn, thu bán vé, tài trợ, quảng cáo, bản quyền truyền hình và các khoản thu khác). Nếu điều kiện kinh tế toàn cầu, kinh tế đất nước thuận lơi, dự báo nguồn thu hy vọng có thể lớn hơn.

-         Thưa bộ trưởng, có thể sẽ hơi xa khi nói đến điều này, nhưng không thể không đặt ra. Đó là để tránh lãng phí thì các công trình sau ASIAD sẽ được dùng như thế nào.Vì có một thực tế, đó là nhiều công trình sau khi phục vụ các Đại hội thể thao cũng đã bị sử dụng không đúng mục đích?

-         Để tránh hiện tượng lãng phí các công trình sau ASIAD cần có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng ngay từ đầu.Khi quy hoạch xây dựng các công trình, cần phải tính toán, cân nhắc về quy mô công năng hoạt động và thậm chí cả việc sử dụng các thiết bị, công nghệ như thế nào để đảm bảo chi phí vận hành công trình ở mức thấp nhất. Đối với các công trình, cụm công trình lớn, cần phải thiết kế dưới dạng tổ hợp đa năng, không chỉ có thể khai thác về dịch vụ thể thao mà có thể khai thác các dich vụ khác như văn hóa, du lịch, giải trí, truyền thông để sau khi kết thúc đại hội, có thể đưa vào sử dụng ngay, đảm bảo hiệu quả hoạt động; cần được quan tâm ngay từ khâu quy hoạch, thiết kế ban đầu, với tầm nhìn dài hạn trong thiết kế và quản lý xây dựng. Số công trình thể thao dự kiến xây dựng mới để phục v ASIAD 18 không nhiều và đều có kế hoạch sử dụng hiệu quả sau Đại hội như chúng tôi đã liệt kê ở trên.

-         Thưa Bộ trưởng, có một bức thư gửi cho chương trình như thế này: “Là một người dân, tôi rất tự hào vì Việt Nam đã giành được quyền đăng cai Á vận hội Thể thao 2019, tuy nhiên, khi nhìn vàothành tích 1 HCV ở kì đại hội 2010 tại Quảng Châu của Đoàn thể thao Việt nam, tôi không khỏi băn khoăn, rằng rõ ràng lựa lượng VĐV thành tích cao của Việt Nam đang “hiếm” hơn bao giờ hết. Và liệu thời gian 7 năm còn lại, thể thao Việt Nam có cho ‘ra lò’ một thế hệ VĐV có thể tranh chấp huy chương ở tầm châu lục hay không?” – Xin Bộ trưởng giải đáp những thắc mắc này của người dân.

-         Năm 2003, trước khi đăng cai SEA Games 22-2003, một số môn thể thao nước ta mới ở trình độ mức khởi đầu, đến nay, sau 10 năm các môn thể thao đó đã đạt đẳng cấp khu vực.Trong quá trình chuẩn bị cho SEA Games 22-2003, nghành thể dục thể thao đã được Chính phủ cho phép thưc hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo tài năng thể thao. Sau hơn 5 năm triển khai, chương trình này đã tạo ra một thế hệ vàng VĐV và thể thao Việt nam đã đứng thứ nhất toàn đoàn với hơn 155 huy chương.

Khi thực hiện một đề án trọng điểm về đào tạo VĐV, thực hiện chiến lược phát triển thể thao, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu giành được từ 10 đến 15 HCV tại ASIAD 18-2019. Trong đề án trọng điểm về đào tạo VĐV, Bộ VH, TT & DL sẽ đầu tư trọng điểm cho các môn thể thao Olympic và ASIAD như Điền kinh, Thể dục dụng cụ, Cử tạ, Bắn sung,Bắn cung, Wushu, Karatedo, Taekwondo, vật, Xe đạp, Judo, Rowing, Đá cầu, Cầu mây, Cờ vua, Cờ tướng, Đấu kiếm, Bơi lội, Boxing…

- Xin cám ơn Bộ trưởng!