Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
Search

Tin Thể thao trong nước

Tin tức thể thao quốc tế

Con số và sự kiện

Sea Games

Thông báo


Thể thao quốc tế
Thể thao Việt Nam
Đội tuyển Olympic tị nạn: Một biểu tượng đoàn kết sức mạnh thể thao trong ngày quốc tế thể thao vì sự phát triển và hòa bình
Đội tuyển Olympic tị nạn: Một biểu tượng đoàn kết sức mạnh thể thao trong ngày quốc tế thể thao vì sự phát triển và hòa bình
11/04/2017 10:52

Vào Ngày quốc tế thể thao vì sự phát triển và hòa bình (IDSDP), Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) kỷ niệm Đội tuyển Olympic tị nạn và sức mạnh của thể thao để đoàn kết mọi người và giúp xây dựng một thế giới hòa bình và tốt đẹp hơn.

Do Ngày quốc tế thể thao vì sự phát triển và hòa bình (IDSDP) công nhận tính phổ quát của thể thao và quyền lực của trong việc thúc đẩy thay đổi xã hội và thúc đẩy một nền văn hóa hòa bình, có thời điểm nào tốt hơn để công nhận một nhóm 10 vận động viên Olympic tị nạn những người đã không chỉ tạo nên lịch sử tại Thế vận hội Olympic Rio 2016, mà còn trở thành những vị đại sứ thật sự cho những giá trcủa thể thao?

Đội tuyển Olympic người tị nạn – đội đầu tiên thuộc dạng này - tại Thế vận hội Olympic  ở Rio 2016 mùa hè năm ngoái đã đóng vai trò như một biểu tượng của hy vọng và hòa bình cho những người tị nạn trên toàn thế giới. Họ đã truyn cảm hứng cho thế giới với sức mạnh của tinh thần con người. Với hàng tỷ người xem TV theo dõi Lễ Khai mạc Thế vận hội, họ cũng đã giúp mang cuộc khủng hoảng người tị nạn trên toàn thế giới tới sự chú ý toàn cầu.

 “Các vận động viên Olympic tị nạn là những ngôi sao của Thế vận hội Olympic,” Chủ tịch IOC Thomas Bach nói. “Họ là những ngôi sao bằng việc thể hiện sự tốt đẹp nhất của con người; họ đã thể hiện sự quyết tâm; họ đã thể hiện  những gì bạn có thể đạt được nếu bạn muốn. Họ cũng thể hiện rằng họ không chỉ đơn thuần là những người tị nạn mà còn là những con người; họ là những vận động viên tham gia thi đấu cùng với những vận động viên của 206 Ủy ban Olympic quốc gia khác trên một sân chơi bình đẳng.”

Nêu bật sức mạnh của Thế vận hội để thúc đẩy tình đoàn kết và sự tha thứ, một thành viên Đội tuyển Olympic tị nạn, Yusra Mardini nói thêm: “Chúng tôi không nói cùng một ngôn ngữ giống nhau, chúng tôi đến từ nhiều nước khác nhau, nhưng lá cờ Olympic đoàn kết tất cả chúng ta lại; và bây giờ chúng tôi đang đại diện cho 60 triệu người trên toàn thế giới. Chúng tôi muốn làm hết sức mình để thể hiện cho mọi người thấy rằng chúng tôi có thể làm mọi thứ mình có thlàm để trở thành những vận động viên giỏi và những người tốt.”

Các vận động viên tị nạn trên con đường tới <st1:place w:st="on">Rio và xa hơn

Tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tháng 10 năm 2015, đối đầu với cuộc khủng hoảng người tị nạn toàn cầu đã chứng kiến khoảng 65.3 triệu người trên thế giới bị mất nơi cư trú, Chủ tịch IOC Thomas Bach đã thông báo việc thành lập Đội tuyển Olympic người tị nạn sẽ tham dự Thế vận hội Olympic Rio 2016.

Với sự giúp đỡ của các Ủy ban Olympic quốc gia (NOCs) và cơ quan của Liên Hợp Quốc về người tỵ nạn, UNHCR, IOC đã xác định được 10 vận động viên, có cội nguồn từ các nước Ethiopia, Nam Sudan, Syria, Cộng hào Dân chủ Congo, đang phải sống không có nhà cửa, và giúp họ đi đến Thế vận hội Olympic thông qua các chương trình của Quỹ đoàn kết Olympic.

Mười tháng kể từ khi thông báo, 10 vận động viên tỵ nạn đã đi diễu hành trong Lễ khai mạc Thế vận hội Olympic và tranh tài cùng với 11.000 vận động viên tại Brazil.  

Sau Thế vận hội Olympic, IOC tiếp tục hỗ trợ các vận động viên này ngày qua ngày thông qua Chương trình Hỗ trợ các Vận động viên Tị nạn của Quỹ đoàn kết Olympic, để giúp họ xây dựng tương lai của mình.

Chương trình Hỗ trợ các Vận động viên Tị nạn của Quỹ đoàn kết Olympic trao cho các NOCs cơ hội xác định và hỗ trợ một số lượng hạn chế các vận động viên tị nạn sinh sống ở đất nước họ để chuẩn bị và tham gia thi đấu ở những đầu trường cao cấp. Chương trình này có sẵn cho tất cả các NOCs của các nước đang là chủ nhà của những người tị nạn có nguyện vọng tham gia nỗ lực của IOC để hỗ trợ và bảo vệ các vận động viên.

Ngày quốc tế thể thao vì sự phát triển và hòa bình (IDSDP), được kỷ niệm vào ngày 06/4 hàng năm, là một cơ hội làm nổi bật thể thao có thể thúc đẩy phát triển xã hội như thế nào, mà còn giúp đoàn kết mọi người khuyến khích một nền văn hóa hòa bình, xây dựng lòng tin, và thiết lập những cầu nối giữa các nhóm đang tham gia cuộc xung đột. Đóng góp vào việc xây dựng một thế giới hòa bình và tốt đẹp hơn thông qua thể thao là một nguyên tắc cơ bản trong Hiến chương Olympic, và Phong trào Olympic thực hiện vô vàn hoạt động và sáng kiến thể thao nhằm thúc đẩy sự thay đổi xã hội mỗi ngày ở mọi nơi trên thế giới./. (Olympic.org)