Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
Search

Tin Thể thao trong nước

Tin tức thể thao quốc tế

Con số và sự kiện

Sea Games

Thông báo


Thể thao quốc tế
Thể thao Việt Nam
Phong trào Olympic kỷ niệm Ngày quốc tế thể thao với các thông điệp về hòa bình và đoàn kết
Phong trào Olympic kỷ niệm Ngày quốc tế thể thao với các thông điệp về hòa bình và đoàn kết
24/04/2017 16:25

Với mục đích thể hiện sức mạnh của thể thao nhằm đoàn kết mọi người và giúp xây dựng một thế giới hòa bình và tốt đẹp hơn, các đại sứ Thế vận hội Olympic trẻ (YOG), các Liên đoàn thể thao Thế giới, các Ủy ban Olympic quốc gia (NOCs), các tổ chức và vận động viên khác trên thế giới cùng với Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) và Liên Hợp Quốc kỷ niệm ngày quốc tế thể thao vì sự phát triển và hòa bình (IDSDP) vào ngày 06 tháng 4 năm 2017.

Thừa nhận tính phổ quát của thể thao và sức mạnh của nó trong việc thúc đẩy đổi mới xã hội và nền văn hóa hòa bình, sự kiện IDSDP chứng kiến một sự huy động người dân thông qua các kênh truyền thông ở tầm địa phương, quốc gia và thế giới.

Các nước trên khắp năm châu bày tỏ sự ủng hộ cho sự kiện này. Các hoạt động tại IDSDP bao gồm các cuộc hội nghị,  hội thảo, các buổi biểu diễn, sự kiện thể thao, các hoạt động văn hóa, giáo dục, các chiến dịch và hình thức quảng bá trực tuyến cho các chương trình thể thao vì sự phát triển và hòa bình.

Tại PyeongChang, thành phố đăng cai Thế vận hội Olympic mùa Đông, Ban Tổ chức kỷ niệm hòa bình thông qua thể thao với trận đấu khúc côn cầu trên băng mang tính lịch sử giữa Hàn Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Trận đấu giữa hai nước láng giềng là “một biểu tượng mạnh cho hòa bình và tinh thần Olympic” trước kỳ Thế vận hội Olympic mùa Đông PyeongChang 2018.

Tại Papua New Guine, hàng loạt các sự kiện nhấn mạnh giá trị thể thao và các lợi ích trong việc rèn luyện thể chất được NOC của nước này tổ chức. Tại thủ đô, trẻ em tham gia các hoạt động vui chơi thể thao cùng với các vận động viên đội tuyển Papua New Guine.

Các Liên đoàn thể thao Thế giới cũng tham gia và thể hiện sự đóng góp tích cực cho xã hội. Ví dụ như Liên đoàn Rugby Thế giới công bố năm tổ chức được lựa chọn tham gia chương trình Tinh thần Rugby (Spirit of Rugby) – một chương trình sử dụng môn rugby để giải quyết các vấn đề chủ chốt như các vấn đề sức khỏe và bình đẳng giới. Cả năm tổ chức đều sử dụng môn rugby cho sự phát triển xã hội, ở tầm địa phương và quốc tế, với các hoạt động tại châu Phi, châu Á, châu Âu, Nam Mỹ.

Liên đoàn Bóng chuyền Quốc tế (FIVB) và Liên đoàn Bóng rổ Quốc tế (FIBA) triển khai chiến dịch trực tuyến để nâng cao nhận biết về vai trò cua thể thao trong công tác phát triển xã hội và xây dựng hòa bình.

Một số đại sứ từ những Thế vận hội Olympic trẻ trước đây ở Singapore, Nanjing và Lillehammer cũng đã tìm ra những con đường có tính sáng tạo để tham gia với các cộng đồng thông qua các dự án trên đất nước của họ, (bằng sự hợp tác với các Ủy ban Olympic quốc gia của họ hoặc thông qua các phương tiện truyền thông xã hội).

IDSDP năm nay, IOC kỷ niệm Đội tuyển Olympic tị nạn trong việc tạo nên lịch sử tại Thế vận hội Olympic 2016. Họ là biểu tượng của niềm hy vọng và hòa bình cho những người tị nạn trên toàn cầu và trở thành những đại sứ thực sự cho những giá trị thể thao và truyền cảm hứng cho thế giới với sức mạnh tinh thần con người./.(Olympic.org)