Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
Search

Tin Thể thao trong nước

Tin tức thể thao quốc tế

Con số và sự kiện

Sea Games

Thông báo


Thể thao quốc tế
Thể thao Việt Nam
IOC sát cánh với người tị nạn trong Ngày Người tị nạn Thế giới
IOC sát cánh với người tị nạn trong Ngày Người tị nạn Thế giới
23/06/2017 15:19

Ngày 20/6 kỷ niệm Ngày Người tị nạn Thế giới, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) kỷ niệm lòng dũng cảm, kiên nhẫn chịu đựng và hy vọng của 65,6 triệu người tị nạn và những người khác bị mất chỗ ở trên toàn thế giới và thể thao có thể đóng góp như thế nào vào việc hàn gắn vết thương của họ và đưa họ vào với xã hội.    

Một ví dụ của niềm hy vọng và sự kiên cường như thế đang được thể thao thắp lên là câu chuyện của sáu người tị nạn Eritrean. Bị chia cắt trong khi lưu vong, những người bạn thời trẻ thơ đã, sau hơn một năm sau đó, tái hợp lại, và hôm nay đang tìm thấy sự tự tin khi đạp xe khi họ xây dựng lại tình hữu nghị tại Adis Ababa. Trong số 20.000 hoặc gần như vậy những người tị nạn đã định cư ở thành phố thủ đô của Ethiopia, những nhà thể thao trẻ được thôi thúc ủng hộ và truyền cảm hứng cho nhau hàng ngày để tiến lên giữa những hoàn cảnh hỗn loạn và thách thức, với hy vọng một ngày sẽ trở thành người chuyên nghiệp.

Một lịch sử và đội tuyển mang tính biểu tượng của những người tị nạn

Cơ quan của Liên hợp quốc về người tị nạn, UNHCR, ước tính rằng hơn 65 triệu người đã bị ép buộc rời khỏi nhà của họ vì chiến tranh, nạn đói, các thiên tai và tai họa khác do con người gây ra. Điều đáng báo động là, những người trẻ tuổi dưới 18 tuổi chiếm hơn một nửa của con số đó, với những người tị nạn trẻ tuổi phải đối mặt với một loạt những thách thức về sự phát triển cảm xuc, thân thể và giáo dục. Để nâng cao sự nhận thức về tầm vóc của cuộc khủng hoảng về người tị nạn, IOC đã thành lập Đội tuyển Olympic Người tị nạn. Tham gia tại Thế vận hội Olympic ở Rio de Janeiro mùa hè vừa qua, 10 vận động viên này đóng vai trò biểu tượng của hy vọng và hòa bình cho người tị nạn trên toàn cầu.

Sau Thế vận hội Olympic, IOC tiếp tục ủng hộ những vận động viên này hàng ngày thông qua Chương trình Ủng hộ Các vận động viên tị nạn của Qũy đoàn kết Olympic, để giúp họ xây dựng tương lai của mình. Kình ngư Syria Yusra Mardini cũng đã tiếp tục trở thành Đại sứ thiện trí trẻ tuổi nhất của UNHCR, ở tuổi 19, và sẽ tiếp tục nói lên tiếng nói của cô vì những người tị nạn.

Một tình đoàn kết lâu dài với người tị nạn

IOC và UNHCR từ lâu đã công nhận tầm quan trọng của các hoạt động thể thao và giải trí vì sự thịnh vượng, hàn gắn và phát triển của những người tị nạn trẻ tuổi, đặc biệ là trẻ em. Trong hai thập kỷ vừa qua, hai tổ chức này đã và đang tổ chức các hoạt động thể thao trong các trại trên toàn cầu để mang đến cho người tị nạn sự khuây khỏa và vui thích nào đó. Họ cũng đã nâng cao hình ảnh của những người tị nạn trẻ tuổi và ảnh hưởng của thể thao như là một công cụ vì hòa bình và một xã hội hòa đồng cho mọi người. Vì vậy, hàng nghìn người tị nạn đã được thụ hưởng từ các chương trình thể thao và trang thiết bị được IOC hiến tặng.

Chương trình Ủng hộ Các vận động viên tị nạn của Qũy Đoàn kết Olympic về phần mình mang đến cho các Ủy ban Olympic Quốc gia (NOCs) cơ hội nhận diện và ủng hộ những các vận động viên người tị nạn sống tại các nước của họ để chuẩn bị và tham gia các cuộc thi đấu ở trình độ cao. Chương trình này có sẵn cho tất cả các NOC của các nước chủ nhà của người tị nạn và mong muốn chung sức với IOC ủng hộ và bảo vệ các vận động viên.

Sau sự tham gia thành công của Đội tuyển Olympic Người tị nạn tại Rio, IOC tiếp tục sát cánh với Người tị nạn, và đang làm việc để định ra chương trình về “những nơi an toàn” như đã được Chủ tịch IOC công bố tại Đại hội đồng Liên hợp quốc tháng 10/2016. Hợp tác với Liên hợp quốc, sáng kiến này sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ em bị mất nhà ở và chịu thiệt thòi và những người trẻ tuổi trên toàn thế giới bằng việc xây dựng những nơi an toàn cho họ để chơi thể thao và hình thành nên một con đường tiến tới sự thịnh vượng xã hội, thể chất và cảm xúc./.(olympic.org)