Thứ Ba, Tháng Tư 23, 2024
Search

Tin Thể thao trong nước

Tin tức thể thao quốc tế

Con số và sự kiện

Sea Games

Thông báo


Thể thao quốc tế
Thể thao Việt Nam
Những gì cần biết về trượt tuyết trên núi
Những gì cần biết về trượt tuyết trên núi
12/10/2017 11:36

Môn trượt tuyết trên núi sắp trở thành môn thi đấu thứ 8 được bổ sung vào chương trình thi đấu Đại hội Thể thao Olympic Trẻ mùa Đông (YOG) Lausanne 2020. Sau đây là một số thông tin thú vị về môn thể thao này.

Các thanh thiếu niên tham dự Đại hội

Tháng 7 năm nay, Ủy ban Olympic quốc tế công bố rằng môn trượt tuyết trên núi sẽ trở thành môn thứ 8 được bổ sung vào chương trình thi đấu Đại hội Thể thao Olympic Trẻ mùa Đông (YOG) Lausanne 2020. YOG sẽ có những nội dung thi đấu cá nhân, đua tốc độ, và tiếp sức với sự tham dự của 48 vận động viên trẻ thuộc độ tuổi 17-18.

Về môn trượt tuyết trên núi

Trượt tuyết trên núi – gọi tắt là “skimo” – là một môn thể thao mùa Đông yêu cầu các vận động viên đua nhau trênnúi tuyết bằng cách sử dụng những kỹ năng trượt tuyết và leo núi. Môn này yêu cầu các vận động viên trượt trên dốc, thông thường với độ cao 1900m, và vượt qua những điểm dừng (checkpoint). Tay đua đầu tiên cán đích là người chiến thắng. Một số đoạn leo núi đòi hỏi các vận động viên phải đi bộ, mang theo mình những dụng cụ leo núi (được đựng trong ba lô), và thậm chí họ phải sử dụng giày đinh hoặc những thiết bị chuyên dụng để leo lên những đoạn dốc cao và băng giá.

Những phân môn thi đấu

YOG mùa Đông Lausanne 2020 sẽ có những nội dung thi đấu cá nhân, đua tốc độ, và tiếp sức. Nội dung thi đấu cá nhân cũng tương tự như chạy marathon, yêu cầu các vận động viên xuất phát trên đường đua với ba lần lên dốc và xuống dốc và độ cao có thể lên đến 1900m. Các cuộc đua thông thường kéo dài từ một tiếng rưỡi đến hai tiếng và yêu cầu vận động viên cởi đồ trượt tuyết và đi bộ lên núi ít nhất một lần. Phân môn đua tốc độ có đường đua ngắn hơn và các vận động viên phải chạy, trượt nhanh hơn. Quãng đường leo và xuống núi thường là 100m và vận động viên nhanh chân nhất phải mất khoảng ba phút để cán đích. Trong khi đó, các cuộc đua tiếp sức yêu cầu một đội gồm có 3 hoặc 4 vận động viên, với mỗi thành viên của đội lần lượt kết thúc đường đua của mình. Tương tự như phân môn đua tốc độ, phân môn này cũng đòi hỏi các vận động viên phải nhanh nhẹn, với thời gian đua thông thường trên mỗi quãng đường là 15 phút và các vận động viên phải trải qua hai lần lên dốc và xuống dốc.

Các dụng cụ chuyên dụng

Các vận động viên sử dụng nhiều thiết bị, dụng cụ chuyên dụng khi thi đấu môn thể thao này. Những ski thường rất nhẹ, vì vậy chúng không làm làm giảm tốc độ của vận động viên khi được mang trong ba lô. Những chiếc giày được thiết kế dễ đi để trượt tuyết và đi bộ. Phần gắn hai thành phần này (ski và giày) được thiết kế để trượt lên dốc hoặc xuống dốc. Một số cuộc đua yêu cầu các vận động viên sử dụng giày đinh, dây và rìu leo núi.

Môn trượt tuyết trên núi ở tầm thế giới

Hiện tại đang có 32 hiệp hội thành viên của Liên đoàn Trượt tuyết trên núi thế giới (ISMF). Liên đoàn phụ trách môn thể thao này với các cuộc đua diễn ra tại các nước như Thụy Sĩ, Pháp, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nga, vùng Scandinavi, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Lịch thi đấu của ISMF gồm giải cúp thế giới thường niên, với các giải vô địch châu lục và thế giới được tổ chức vào những năm khác nhau./.