Tại phiên họp đầu tiên của Uỷ ban Olympic quốc tế diễn ra tại Paris ( 23-24/6/1894), Athens được chọn là thành phố đăng cai tổ chức Đại hội Olympic hiện đại lần thứ nhất (năm 1896) và Paris sẽ là nơi tổ chức thế vận hội lần thứ hai (năm 1900). Vua George I của Hy Lạp đã chính tuyên bố khai mạc Đại hội. Trước thềm Đại hội, đã diễn ra lễ dựng tượng trước thềm sân vận động Panathenian để tưởng nhớ George Averof, một nhà hảo tâm đã chi trả toàn bộ chi phí cho việc cải tạo sân vận động Panathenian.
Toàn cảnh sân vận động Panathenian
Sự hồi sinh của thế vận hội Olympic cổ đại đã thu hút một số lượng lớn các vận động viên tham dự (245 VĐV) của 14 quốc gia, trong đó nước chủ nhà Hy Lạp có tới 230 VĐV, chỉ có 15 VĐV là đến từ 13 quốc gia khác và 3 châu lục, như: Anh, Đan Mạch, Hungary, Australia, Pháp, Thuỵ sỹ, Bungary, Áo, Thuỵ Điển, Chilê, Đức, Mỹ và Nam Tư. Ở Đại hội này có 9 môn thể thao với 43 nội dung thi đấu được đưa vào chương trình thi đấu chính thức là: Điền kinh, Xe đạp, Đấu kiếm, Thể dục, Vật, Bơi lội, Cử tạ, Quần vợt và Bắn súng. Điều đặc biệt là tại Đại hội lần này không tiến hành trao HCV cho những VĐV về đích đầu tiên mà chỉ là HCB kèm theo vòng ô lưu; HCĐ cùng vòng nguyệt quế cho VĐV về đích thứ 2.
Cảnh thi đấu tại Olympic Athens - 1896
Ngay trong ngày khai mạc Đại hội, VĐV điền kinh người Mỹ, James Connolly đã là người đầu tiên giành chiến thắng ở nội dung nhảy ba bước. Ở môn Marathon, VĐV nước chủ nhà, Spyridon Louis đã về đích đầu tiên với thời gian 2:58'50", về thứ hai là Harilaos Vassilakos với khoảng thời gian 3:6'3". Đại hội Olympic Athens đã thành công tốt đẹp trong bầu không khí thân thiện và sự cổ vũ nhiệt tình của người dân Hy Lạp.
Danh sách 10 quốc gia đứng đầu về số lượng huy chương