Thứ Sáu, Tháng Giêng 24, 2025
Search
Video
Ảnh
Một pha tấn công của đội tuyển Cầu Mây nam
Liên đoàn hiệp hội
Môn thể thao
Cầu lông
Xuất xứ tên gọi môn Cầu lông (Badminton) được đặt theo tên một thành phố ở Anh. Cầu lông là môn thể thao dùng vợt đánh quả cầu qua lại trên lưới cao 1,55 m, căng giữa sân hình chữ nhật (13,4 × 6,1 m dùng cho đánh đôi; 13,1 × 5,2 m dùng cho đánh đơn).

Môn cầu lông ra đời từ thời La Mã cổ, được biểu diễn lần đầu tiên ở thành phố Batmintơn.

 

Cách đấu: người chơi đánh cầu qua lưới rơi trên sân đối phương, không để cầu rơi trong sân mình. Sân cầu lông nhỏ, ít tốn diện tích, có thể xây dựng trên vùng đất hẹp ở các khu phố nên rất được quần chúng ưa thích.

 

Liên đoàn Cầu lông Quốc tế (IBF) thành lập 1934, hiện có hơn 90 liên đoàn quốc gia thành viên. Từ 1984, ba năm một lần IBF tổ chức Cup Tômat (Thomas Cup) cho đội nam và Cup Ubơ (Uber Cup) cho đội nữ. Cầu lông hiện có trong chương trình của đại hội thể thao Châu Á và đại hội thể thao Đông Nam Á. Từ 1977, tổ chức giải vô địch thế giới môn cầu lông.

 

Liên đoàn Cầu lông Việt Nam thành lập 1990, giải vô địch toàn quốc được tổ chức hàng năm.

ĐIỀU I: SÂN ĐẤU 1.1. Sân là một hình chữ nhật như trong sơ đồ “A” (Trừ trường hợp trong Điều 1.5) và kích thước ghi trong sơ đồ đó, các vạch kẻ rộng 40mm. 
1.2. Các đường biên đều phải dễ nhìn, tốt nhất là đường mầu trắng hoặc vàng. 
1.3.1. Để chỉ rõ vùng rơi của quả cầu đúng quy cách khi thử (điều 4.4) có thể kẻ thêm 4 dấu 40mm x 40mm phía trong đường biên dọc của sân đơn thuộc phần bên giao cầu bên phải, cách đường biên ngang cuối sân 530mm và 990mm. 
1.3.2. Khi kẻ các dấu này, chiều rộng của các dấu phải ở trong phạm vi kích thước đã nêu, nghĩa là dấu phải cách với cạnh ngoài của đường biên ngang cuối sân từ 530mm đến 570mm và từ 950mm đến 990mm.
 1.4. Mọi vạch kẻ đều là phần của diện tích được xác định.
 1.5. Nếu mặt bằng không cho phép kẻ được sân đánh đơn và đôi thì kẻ sân đánh đơn như trong sơ đồ “B”. Đường biên ngang cuối sân cũng đồng thời là đường biên giao cầu xa, các cột trụ hoặc bằng vải hay các vật liệu khác thay cho cột (Điều 2.2) đều phải đặt trên đường biên dọc. 

ĐIỀU II: CỘT CĂNG L UỚI 2.1. Cột căng lưới phải cao 1m55 kể từ mặt sân, các cột phải vững chắc để có thể đứng thẳng và giữ cho lưới được thật căng như chỉ rõ ở Điều 3 và phải được đặt trên biên dọc như trong sơ đồ A. 2.2. Trường hợp không thể làm được cột trên các đường biên dọc, có thể dùng cách nào đó để chỉ rõ vị trí của các đường biên dọc phía dưới lưới, chẳng hạn dùng các cột thanh mảnh hơn, hoặc bằng vải hay các vật liệu khác có chiều rộng 4mm, cố định các vật thay thế này từ đường biên dọc và kéo thẳng đứng lên dây căng lưới. Sân đánh đơn – đôi
3
2.3. Trên sân đánh đôi, các cột hay các vật thay thế phải được đặt trên các đường biên dọc của sân đánh đôi, dù thực tế là thi đấu đơn hoặc đôi. 

ĐIỀU III: L UỚI

3.1. Lưới phải làm bằng dây nhỏ màu sẫm, mắt lưới không dưới 15mm và không quá 20mm. 

3.2. Lưới phải có chiều ngang 760mm.

 3.3. Phía trên lưới phải viền bằng 1 băng trắng, rộng 75mm có cấu tạo để luồn được dây căng lưới qua băng đó.

 3.4. Dây căng lưới phải có kích thước và trọng lượng thích hợp để có thể căng được lưới thẳng ngang đỉnh cột. 

3.5. Cạnh trên của lưới so với mặt sân phải cao 1m524 ở vị trí giữa sân và 1m55 tại đường biên dọc sân đôi. 

3.6. Không được để khoảng cách giữa lưới và cột, nếu cần có thể buộc các cạnh bên của lưới vào cột. 

ĐIỀU IV: CẦU

Các nguyên tắc: Cầu có thể làm bằng vật liệu tự nhiên hay bằng vật liệu tổng hợp. Dù làm bằng vật liệu nào cầu cũng phải có các đặc tính bay như cầu làm bằng lông vũ tự nhiên với một đế lop bọc một lớp da mỏng. Liên quan đến các nguyên tắc trên đây là: 

4.1. Mô tả đại cươn 

4.1.1. Cầu phải có 16 lông vũ gắn liền vào đế.

 4.1.2. Lông vũ có thể có chiều dài từ 64mm đến 70mm nhưng ở mỗi quả cầu tất cả các lông đều phải dài bằng nhau nếu đo từ đầu lông đến đỉnh của đế cầu.

 4.1.3. Phần đầu của các lông vũ này phải làm thành 1 vòng tròn có đường kính từ 59mm đến 68mm. 

4.1.4. Các lông vũ phải được gắn chặt với nhau bằng chỉ và các vật liệu thích hợp. 

4.1.5. Đế cầu phải: - Có đường kính từ 25mm đến 28mm. - Đáy phải tròn.

 4.2. Trọng lượng: Cầu phải có trọng lượng từ 4,74 đến 5,50gram.

 4.3. Cầu không có lông vũ:

 4.3.1. (Phần áo cầu) hay phần vật liệu tổng hợp thay cho lông vũ. 

4.3.2. Đế cầu đã nói ở Điều 4.1.5.

 4.3.3. Kích thước và trọng lượng cầu được quy định trong Điều 4.1.2, 4.1.3 và 4.2. Tuy nhiên do trọng lượng riêng và tính chất của các vật liệu tổng hợp khác với lông vũ nên có thể sai lệch trong phạm vi 10%. 

4.4. Thử cầu:

 4.4.1. Để thử cầu, phải đứng từ biên ngang cuối sân, đánh cầu vồng và thật mạnh vào cầu, cầu phải bay đi theo hướng đi lên, và song song với các đường biên dọc. 

4.4.2. Cầu đúng quy cách phải rơi không dưới 530mm và không quá 990mm tính từ biên ngang cuối sân phía bên kia. 

4.5. Sửa đổi: Không được có sửa đổi nữa về đại cương, tầm rơi và độ bay của cầu, chỉ có thể sửa đổi những quy định trên với sự đồng ý của các tổ chức Hội cầu lông có liên quan. 

4.5.1. Ở những nơi có các điều kiện khí quyển, vì lý do độ cao hay thời tiết không phù hợp với quả cầu chuẩn. 

4.5.2. Trong những hoàn cảnh đặc biệt đòi hỏi những điều kiện khác vì quyền lợi của trận đấu.
5
ĐIỀU V: VỢT

5.1. Mặt đánh của vợt phải bằng phẳng và cấu tạo bởi dây đan căng trên khung. Dây đan phải đồng đều và đặc biệt ở giữa vợt không được thưa hơn ở các chỗ khác. 

5.2. Khung vợt, kể cả cán không được vượt quá 680mm chiều dài và 230mm chiều rộng. 

5.3. Chiều dài của phần đầu vợt không được vượt quá 290mm. 

5.4. Diện tích căng dây không được quá 280mm chiều dài và 220 chiều rộng. 

5.5. Vợt: 5.5.1. Trên vợt không được có các vật gắn thêm và những chỗ lồi lên, ngoài những chi tiết chỉ dùng đặc biệt vào mục đích hạn chế và chống tác dụng mòn rách, hoặc rung hay bị phân bổ trọng lượng hay để làm vững cán bằng dây buộc vào tay cầu thủ vừa phải về kích thước và lắp đặt chỉ với các mục đích đã nêu trên. 

5.5.2. Không được có bất kỳ một thiết bị nào giúp cho đấu thủ có thể thay đổi hình dạng của vợt