Thứ Hai, Tháng Chín 09, 2024
Search
Video
Ảnh
Một pha tấn công của đội tuyển Cầu Mây nam
Liên đoàn hiệp hội
Môn thể thao
Judo
Judo là một môn vật được cải biên từ môn Jujutsu (Jũjutsu), xuất hiện ở Nhật Bản năm1882, là môn thể thao của cả nam và nữ.

Judo là một môn vật được cải biên từ môn Jujutsu (Jũjutsu), xuất hiện ở Nhật Bản năm1882, là môn thể thao của cả nam và nữ.

 

Ở môn thi này, đấu thủ dùng các đòn ngáng, gạt chân, quật... để quăng đối thủ xuống sàn đấu; dùng các miếng ôm, túm, đè, ép lưng đối phương xuống sàn đấu trong 30 giây, hoặc bẻ tay, xiết cổ buộc đối phương phải chịu thua.

 

Sàn đấu trải thảm kích thước 8 x 8 m, thời gian thi đấu 4 - 15 phút tuỳ theo trình độ và lứa tuổi tham gia cuộc thi. Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, Judo trở nên phổ biến ở các nước châu Âu, châu Á và châu Mĩ. Liên đoàn Juđô quốc tế (IJF) thành lập năm 1956. Judo được đưa vào chương trình thi đấu Olympic từ năm 1964. Giải vô địch thế giới về Judo tiến hành hai năm một lần.


Ở Việt Nam, vào những năm 50 và 60 thế kỉ XX, Judo phát triển ở một số thành phố lớn.

Điều 1: Diện tích thi đấu Thảm thi đấu là một mặt phẳng hình vuông có kích thước từ 14m x 14m (tối thiểu) đến 16m x 16m (tối đa). Diện tích này phải được bao bọc bằng thảm Tatami hoặc một vật liệu tương tự có thể chấp nhận được, thông thường là màu xanh lá cây và màu đỏ (xem hình 1). Diện tích thảm thi đấu phải được chia thành hai phần phân biệt nhau là diện tích chiếu đấu và diện tích an toàn. Vùng phân chia ranh giới giữa hai phần này được gọi là "Vùng nguy hiểm" được biểu hiện bằng một băng màu đỏ có bề rộng khoảng 1 mét bao quanh suốt cả chu vi hình vuông và được xem như là một phần của diện tích chiến đấu. Phần diện tích chiến đấu là một hình vuông có kích thước từ 8m x 8m (tối thiểu) đến 10m x 10m (tối đa). Phần thảm ở bên ngoài vùng nguy hiểm phụ thuộc vào diện tích an toàn và có bề rộng khoảng chừng 3m (không được dưới 2,5m). Một băng keo dán màu xanh và một băng màu trắng, rộng khoảng 6cm và dài 25cm, được dán trên phần giữa diện tích chiến đấu, và cách nhau độ 4m để chỉ rõ vị trí các đấu thủ lúc bắt đầu và lúc kết thúc trận đấu. Băng keo màu xanh dán bên phải và băng keo màu trắng dán bên trái của trọng tài. Diện tích thi đấu cần được lắp đặt trên một sàn gỗ hoặc một nền bằng phẳng có độ đàn hồi (xem ghi chú). Nếu có hai hoặc nhiều diện tích thi đấu được đặt kế cận nhau thì được phép sử dụng chung một diện tích an toàn có bề rộng tối thiểu là 3m. Sàn gỗ có độ cao khoảng 50cm. Ghi chú: Diện tích thi đấu Thảm Tatami; * Thông thường những tấm thảm Tatami có hình chữ nhật kích thước 183cm x 91,5cm; kích thước này có thể nhỏ hơn một chút tuỳ theo khu vực của Nhật Bản. Hiện nay những tấm thảm này thường có kích thước 1m x 2m, được làm bằng mút cao su hoặc mút, các thảm này phải chắc chắn và có tác dụng làm giảm nhẹ bớt chấn động lúc rơi ngã. * Các thảm Tatami phải được phủ bởi một chất nhựa, thường có màu đỏ và xanh lá cây, không được quá trơn trượt hoặc qua nhám. * Các tấm thảm cấu tạo thành diện tích thi đấu phải được đặt kề sát nhau, không có khoảng hở, để tạo thành một mặt phẳng đồng nhất và cố định sao cho không tự xê dịch được.
3
Sàn gỗ hoặc nền phẳng: * Nền bằng phẳng nên làm bằng gỗ cứng và có độ nhún. Kích thước của mặt hình vuông này khoản 18m mỗi cạnh và cao tối đa 50cm. Điều 2: Dụng cụ 2.1 Ghế và cờ của Giám biên và Trọng tài: Hai (02) ghế gọn nhẹ được đặt trên phần diện tích an toàn, ở hai góc đối diện nhau của thảm thi đấu. Một cờ xanh và một cờ trắng được đặt trong một túi ở mỗi ghế ngồi của giám biên. Đồng thời phải có một cờ xanh và một cờ trắng cho Trọng tài chính thức điều khiển trận đấu. 2.2 Bảng ghi điểm: * Mỗi thảm thi đấu cần có hai bảng ghi điểm (bằng tay hoặc điện tử). * Mỗi bảng có kích thước không quá 90cm chiều cao và 2m chiều ngang (các kích thước này có thể tăng giảm tuỳ theo khán phòng). * Mỗi bảng có một bên xanh và một bên trắng có thể đảo ngược. * Bảng ghi điểm phải được đặt bên ngoài thảm thi đấu, thông thường là ở hai cạnh đối diện nhau của diện tích này. Bảng ghi điểm cần được bố trí sao cho đảm bảo được sự trông thấy của Trọng tài điều khiển trận đấu và khán giả. * Trên mỗi bảng ghi điểm phải có đủ số lượng bảng số (thông thường từ số 1 đến số 10) để ghi điểm kỹ thuật và những điểm tương đương khi có các lỗi phạt. * Trên mỗi bảng phải có những ký hiệu của lỗi phạt. * Những tấm bảng nhỏ sau đây cần phải được chuẩn bị sẵn để ghi nhận những lần can thiệp của bác sĩ trong trường hợp cần thiết (xem Điều 8.1.21 và ghi chú của Điều 29): Hai bảng nhỏ có nền màu xanh lá cây, với một chữ thập xanh trên mỗi bảng.
4
Hai bảng nhỉ có nền màu xanh lá cây, với một chữ thập trắng trên mỗi bảng. Trong trường hợp sử dụng các tấm bảng ghi điểm bằng tay thì phải có một dụng cụ thủ công được dùng để chỉ cho biết thời gian còn lại của trận đấu, khi cần thiết phải ngừng trận trong quá trình diễn tiến của trận đấu. Trong trường hợp sử dụng bảng ghi điểm bằng điện tử thì những bảng điểm ghi bằng tay phải được sử dụng song song hoặc để dự phòng. Những điểm kỹ thuật, điểm tương đương và những lỗi phạt, kể cả lần can thiệp của bác sĩ trên diện tích thi đấu (xem Điều 29) phải được ghi ngay tức khắc trên bảng sau tiếng hô của Trọng tài (xem Điều 8.1.21). 2.3 Bảng quy ước thời gian bất động: Những bảng này phải được người tính thời gian bất động sử dụng để chỉ cho Trọng tài biết điểm kỹ thuật đạt được trong thời gian bất động (xem các Điều 5, 13 và các ghi chú). 2.4 Đồng hồ tính thời gian: Đồng hồ tính thời gian bằng tay gồm 04 đồng hồ phải được phân bố như sau: Thời gian thi đấu: một (01) đồng hồ. Đòn bất động OSAE KOMI: hai (02) đồng hồ. Trong trường hợp sử dụng đồng hồ tính thời gian bằng điện tử thì những đồng hồ tính thời gian bằng tay phải được sử dụng song song nhằm mục đích tính thời gian. 2.5 Cờ (của những người tính thời gian): Những người tính thời gian phải sử dụng những cờ sau: Cờ vàng: ngừng đòn bất động. Không cần thiết sử dụng cờ vàng và cờ xanh dương trong trường hợp tính thời gian bằng điện tử. Tuy nhiên những cờ này phải có sẵn. 2.6 Báo hiệu chấm dứt trận đấu: Việc chấm dứt thời gian đích thực của trận đấu phải được báo cho Trọng tài biết bằng chuông hoặc là một dụng cụ kêu vang (Điều 14 và ghi chú). Trong trường hợp cùng một lúc có nhiều diện tích thi đấu thì phải dùng những dụng cụ kêu vang khác nhau. 2.7 Dây băng xanh và trắng:
Mỗi đấu thủ phải mang một dây băng xanh hoặc trắng, có bản rộng ít nhất là 5cm và có chiều dài vừa đủ để quấn một vòng lưng ngay trên đai thắt
5
tương đương đẳng cấp, và dư thêm từ 20 đến 30cm ở mỗi bên thắt nơ (đấu thủ được gọi trước mang dây băng xanh, đấu thủ được gọi sau mang dây băng trắng).