Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 22, 2024
Search
Video
Ảnh
Một pha tấn công của đội tuyển Cầu Mây nam
Liên đoàn hiệp hội
Môn thể thao
Đấu kiếm
Đấu kiếm là môn thể thao đối kháng trực tiếp bằng kiếm, gồm ba môn thi: kiếm liễu, kiếm ba cạnh, kiếm chém.

Đấu kiếm là môn thể thao đối kháng trực tiếp bằng kiếm, gồm ba môn thi: kiếm liễu, kiếm ba cạnh, kiếm chém.

 

Các nguyên tắc cơ bản thi đấu kiếm được hình thành cuối thế kỉ 17 ở Pháp. Thế kỉ 18, 19, đấu kiếm phát triển rộng ra các nước châu Âu.

 

Luật quy định trang phục trong đấu kiếm hình thành vào nửa cuối thế kỉ 19. Đấu kiếm sử dụng đèn báo bằng điện để xác định mũi đâm (chém) của vận động viên. Thi đấu kiếm liễu, kiếm ba cạnh, chung cho nam và nữ; kiếm chém dành riêng cho nam.

 

Từ 1906 đến 1936, thi đấu kiếm chủ yếu ở khu vực châu Âu. Giải vô địch thế giới đầu tiên tổ chức vào năm 1937. Việt Nam tham gia thi môn đấu kiếm lần đầu tiên tại Đại hội thể thao Châu Á lần thứ 11 ở Bắc Kinh (Trung Quốc) gồm 3 vận động viên môn kiếm liễu.

  1. Trang phục: 
    - Kiếm thủ mặc trang phục màu trắng, đeo mặt nạ, găng tay, và giáp bảo vệ, mặc quần túm ống và đi một loại giầy đặc biệt. Riêng phụ nữ có thêm phần bảo vệ ngực dưới áo giáp 
    - Trên áo trang phục của VĐV có gắn thiết bị tính điểm tự động. Thiết bị tính điểm tự động là một mạch điện 12V, giúp kiếm thủ và ban giám khảo đánh giá các cú đâm. Khi thiết bị này hiển thị màu, cú đâm được tính điểm. Ngược lại, đèn trắng có nghĩa cú đâm đã chạm vào vùng tấn công không hợp lệ.
  2. Đường đấu 
    - Dài: 14m 
    - Rộng: 1,5m đến 2m 
    - Đường đấu được ngăn đôi theo chiều ngang. Phần mở rộng từ đường biên đến mép sàn là 2m 
    - Một lần lùi ra sau vùng thi đấu bị tính là một lần bị đâm.