Thứ Bảy, Tháng Tư 27, 2024
Search
Video
Ảnh
Một pha tấn công của đội tuyển Cầu Mây nam
Liên đoàn hiệp hội
Môn thể thao
Bóng bàn
Bóng bàn là một thể thao có 2 bên chơi; 1 hoặc 2 người bên này đánh một trái banh trên bàn bóng qua lại với 1 hoặc 2 người phía bên kia, mỗi người dùng một cây vợt, gần giống như chơi quần vợt.

Bóng bàn là một thể thao có 2 bên chơi; 1 hoặc 2 người bên này đánh một trái banh trên bàn bóng qua lại với 1 hoặc 2 người phía bên kia, mỗi người dùng một cây vợt, gần giống như chơi quần vợt.

Luật chơi bóng bàn khác với quần vợt nhưng những khái niệm cơ bản thì giống nhau. Bóng bàn là môn thi đấu tại Thế vận hội. Cách xoáy bóng, tốc độ và chiến thuật khi chơi là những yếu tố quan trọng khi thi đấu bóng bàn. Tốc độ của trái banh có thể khác nhau, từ đi chậm nhưng xoáy nhiều đến rất nhanh có khi hơn 110 km/h.

 
Kích thước bàn bóng cỡ 2,7 m × 1,5 m × 0,762 m (9 ft × 5 ft × 3 in), mặt bàn hình chữ nhật cứng, bề mặt có thể có màu xanh lá cây, xanh nước biển, hoặc đen. Một cái lưới ở giữa chia mặt bàn ra thành hai phần bằng nhau (rất giống sân quần vợt) và được căng để đạt tới 15,2 cm (6 in) trên mặt bàn.

 

Bóng bàn đòi hỏi phải có một căn phòng đủ rộng để người chơi có thể di chuyển thoải mái. Trong những cuộc thi đấu quốc tế, Liên đoàn Bóng bàn Thế giới yêu cầu một diện tích không ít hơn 14 m (46 ft) chiều dài, 7 m (23 ft) chiều rộng và 5 m (16 ft) chiều cao. Bốn góc thì có thể được che phủ bởi bề mặt không dài quá 1,5 m (5 ft).

 

Cây vợt dài khoảng 10 in, với bề mặt dùng để đánh bóng xấp xỉ 15,8 cm × 15,8 cm (6 in × 6 in), mặc dù luật thi đấu không giới hạn kích thước hay hình dạng. Những cây vợt hiện đại thường có một lớp cao su mỏng phủ lên bề mặt cây vợt. Lớp cao su này có thể có những điểm lấm chấm và những điểm này có thể ở mặt trước hay mặt sau, làm cho lớp mỏng đó trở thành một miếng hút mỏng giữa miếng gỗ ở giữa và cao su ở bề mặt.

 

Đánh xoáy bóng đóng một vai trò quan trọng trong bóng bàn hiện đại, miếng cao su và sự kết hợp giữa miếng hút và cao su được thiết kế để tăng lượng xoáy và tốc độ người chơi có thể truyền cho trái bóng lên cao nhất. Quả bóng được dùng trong môn bóng bàn có đường kính 40 mm, làm từ xen-lu-lô (cellulose), hoàn toàn rỗng ruột và nhẹ bỗng. Số lượng ngôi sao trên trái banh thường có ý nói lên chất lượng của nó, về độ nảy cũng như độ tròn.

 

Xoáy bóng kết hợp với tốc độ đã làm cho bóng bàn trở thành một một thể thao thú vị kể cả để chơi và để xem. Sự khác nhau giữa trình độ Olympic và những người chơi tiêu khiển gia đình là rất lớn.

 

Người chiến thắng là người đầu tiên đạt 11 điểm, và mỗi tay vợt luân phiên giao bóng sau mỗi 2 điểm. Khi điểm số là 10-10 thì sau mỗi điểm lại đổi giao bóng. Người thắng cuộc sẽ là người đầu tiên vượt hơn đối thủ của mình 2 điểm. Ván đấu 11 điểm là một sự thay đổi của Liên đoàn Bóng bàn Thế giới (ITTF) vào năm 2001. Ván đấu 21 điểm vẫn tồn tại rộng rãi trong những cuộc thi đấu giải trí. Tất cả các ván đấu ở cấp quốc gia và quốc tế đều là ván đấu 11 điểm.

 

Bóng bàn có nguồn gốc từ nước Anh, vốn là một trò giải trí sau giờ ăn tối của giới thượng lưu dưới thời Nữ hoàng Victoria của thập niên 1880.

 

Năm 1921 Tổ chức Bóng bàn được thành lập ở Anh, và Liên đoàn Bóng bàn Thế giới (ITTF) được thành lập tiếp theo năm 1926. London là chủ nhà đầu tiên của giải vô địch thế giới năm 1927. Bóng bàn được chính thức trở thành môn thi đấu ở Thế vận hội 1988.

ñy ban thÓ dôc thÓ thao

2.1 BÀN 2.1.1 Phần mặt trên của bàn gọi là mặt đánh bóng (mặt bàn) hình chữ nhật dài 2m74, rộng 1m525, nằm trong một mặt phẳng nằm ngang cao 76cm tính từ mặt đất. 2.1.2 Mặt bàn không bao gồm các cạnh bên của mặt bàn 2.1.3 Mặt bàn có thể làm bằng bất cứ chất liệu nào và phải có một độ nảy đồng đều khoảng 23cm khi để quả bóng tiêu chuẩn rơi từ độ cao 30cm xuống mặt bàn đó. 2.1.4 Mặt bàn phải có mầu sẫm đồng đều và mờ, xung quanh mặt bàn có một đường vạch kẻ trắng rộng 2cm, mỗi vạch theo chiều dài 2m74 của bàn gọi là đường biên dọc, mỗi vạch theo chiều rộng 1m52 của bàn gọi là đường biên ngang (đường cuối bàn). 2.1.5 Mặt bàn được chia thành 2 phần bằng nhau bởi một cái lưới thẳng đứng song song với đường cuối bàn và căng suốt trên toàn bộ diện chia đôi hai bên phần bàn. 2.1.6 Để đánh đôi, mỗi phần mặt bàn lại chia thành 2 phần nhỏ bằng nhau bởi một đường vạch giữa màu trắng rộng 3mm song song với các đường biên dọc. Đường vạch giữa được coi như thuộc về phần bên phải của mỗi nửa bàn.

2.2 BỘ PHẬN LƯỚI 2.2.1 Bộ phận lưới gồm có chính cái lưới, dây căng và các cọc lưới, bao gồm cả các cái kẹp để cặp cọc lưới vào bàn. 2.2.2 Lưới được căng bằng một sợi dây nhỏ, buộc mỗi đầu vào cọc lưới có chiều cao 15,25cm. Khoảng cách giới hạn ngoài đường biên dọc với cột cọc lưới là 15,25cm. 2.2.3 Mép trên của lưới suốt chiều dài phải cao đều 15,25cm so với mặt bàn. 2.2.4 Mép dưới suốt chiều dài của lưới cần phải sát với mặt bàn và những cạnh bên của lưới cũng cần phải sát với cọc lưới. 

2.3 BÓNG 2.3.1 Quả bóng hình cầu có đường kính 40mm. 2.3.2 Quả bóng nặng 2,7g. 2.3.3 Quả bóng được làm bằng xen-lu-lô-ít hoặc chất nhựa dẻo tương tự, có mầu trắng hay màu da cam và mờ. 

2.4 VỢT 2.4.1 Vợt có thể có kích thước, hình dáng và trọng lượng bất kỳ nhưng cốt vợt phải phẳng và cứng. 

2.4.2 ít nhất 85% bề dầy cốt vợt phải bằng gỗ tự nhiên; một lớp dính bene trong cốt vợt có thể được tăng cường bằng loại chất sợi như sợi các bon, sợi thủy tinh hay giấy nén nhưng không được vượt quá 7,5% toàn bộ bề dày hoặc 0,35mm. 2.4.3 Mặt của cốt vợt dùng để đánh bóng phải được phủ hoặc bằng mặt gai cao su thường, gai hướng ra ngoài, tất cả độ dầy kể cả chất dính không vượt quá 2mm, hoặc bằng cao su mút với gai úp hay gai ngửa, tất cả có độ dầy kể cả chất dính không vượt quá 4mm. 2.4.3.1 Cao su thường có gai là một lớp duy nhất bằng cao su, không lỗ tổ ong, tự nhiên hoặc tổng hợp, các hại gai rải rộng đều trên mặt vợt với mật độ không ít hơn 10 và không quá 50 gai/cm2; 2.4.3.2 Cao su mút là một lớp dày duy nhất cao su tổ ong, phủ một lớp ở phía ngoài bằng cao su thường có gai, bề dầy của lớp cao su có gai không vượt quá 2mm. 2.4.4 Chất liệu phủ phải kéo ra tới các mép nhưng không được vượt quá các giới hạn của cốt vợt, trừ phần gần cán nhất và chỗ đặt các ngón tay có thể để không hoặc phủ bằng một chất liệu nào đó. 2.4.5 Cốt vợt cũng như bất kỳ lớp nào bên trong cốt vợt và lớp phủ bên ngoài hoặc dán trên mặt dùng để đánh bóng phải liên tục và có độ dầy đồng đều. 2.4.6 Mặt phủ cốt vợt hoặc mặt cốt vợt không phủ phải mờ, một mặt là mầu đỏ tươi và mặt kia là mầu đen. 2.4.7 Những sai lệch nhỏ về sự liên tục của mặt vợt hoặc sự đồng đều về mầu sắc do sự cố bất thường hay do hao mòn thì có thể chiếu cố miễn là những điều đó không làm thay đổi đáng kể đến đặc điểm của mặt vợt. 2.4.8 Trước lúc bắt đầu trận đấu hay khi thay vợt trong trận đấu, đấu thủ sẽ đưa vợt mà mình sử dụng cho đối phương và trọng tài xem và kiểm tra.