Thứ Bảy, Tháng Giêng 25, 2025
Search
Liên đoàn - Hiệp hội
Video
Album ảnh
Cầu mây nữ vui mừng khi giành chiếc HCB thứ 2 tại ABG3
Phong trào Olympic quốc tế
Từ giải vô địch cử tạ thế giới nhìn về Asian Games 17: Khó có vàng?
Từ giải vô địch cử tạ thế giới nhìn về Asian Games 17: Khó có vàng?
10/01/2014 11:45
Dù giải vô địch cử tạ thế giới vẫn được tiếp tục tại Wroclaw, Ba Lan nhưng với đội tuyển cử tạ Việt Nam, cuộc thi dường như đã kết thúc sau màn cạnh tranh ở hạng 56kg. Giờ đây một lần nữa, 3 HCĐ của Thạch Kim Tuấn cho thấy, đây là hạng cân duy nhất mà Việt Nam đạt tới tầm thế giới.
Cuộc chạy đua nội bộ giữa Thạch Kim Tuấn và Trần Lê Quốc Toàn tại Ba Lan đã kết thúc với phần thắng thuộc về Thạch Kim Tuấn, người đạt thành tích 126kg cử đẩy, 157 kg của giật và 283 kg tổng cử để giành 3 HCĐ thế giới. Tuy nhiên cũng cần phải xem xét một cách công bằng thì ở lần thua cuộc đầu tiên của Trần Lê Quốc Toàn là do chấn thương đầu gối, vốn đeo đẳng anh kể từ đầu năm 2013. Vì lý do này, Quốc Toàn chỉ đạt thành tích khiêm tốn 125kg cử đẩy, 153kg cử giật và 278kg tổng cử.
 
Rõ ràng, việc cả hai lực sỹ Việt Nam đều xếp ở vị trí thứ 3 và 4 chung cuộc của hạng 56kg nam một lần nữa cho thấy, hạng cân  này vẫn là thế mạnh số một của cử tạ Việt Nam. Ở sân chơi thế giới, và dĩ nhiên là cả châu Á, hạng 56kg vẫn sẽ là mục tiêu số một trong chiến lược đầu tư của các nhà quản lý thể thao. Với chuỗi thành tích xuất sắc, vốn được bắt nguồn từ cái tên Hoàng Anh Tuấn, hạng cân 56kg đã trở thành mỏ huy chương cho cử tạ Việt Nam. Và giờ đây, hơn một năm trước Asian Games 17, cử tạ Việt Nam lại tiếp tục hướng đến những tấm huy chương đại hội.

Sự xuất sắc của nhà vô địch Olympic London và tân vô địch thế giới Om Yun Chol (Triều Tiên) 127 kg cử giật, 162 kg cử đẩy, 289 kg tổng cử và vô địch Olympic Bắc Kinh 2008 Long Qingquan, á quân VĐTG 2013 với 130 kg cử đẩy, 157 kg cử giật và 287 kg tổng cử trên sàn đấu Wroclaw khiến người ta thêm hoài nghi về khả năng tranh chấp HCV của hai lực sỹ Việt Nam. Nếu không có sự đột biến nào về thành tích, cơ hội   ở Asian Games 17 vô cùng khó khăn. Thậm chí ai trong số các lực sỹ Trung Quốc xuất sắc như Long Qingquan hay Li Fabin, Wu Jingbiao và Zhao Chaojun, những cái tên đã từng xuất hiện ở các giải vô địch châu Á, VĐTG 2011 sẽ có mặt tại Asian Games 17 cũng là một ẩn số thú vị.
 


Nếu cả  Kim Tuấn lẫn Quốc Toàn không nâng được mức tạ lên trên mức 287 kg tổng cử, cả trong tập luyện lẫn thi đấu, thì cơ hội tranh chấp HCV Asian Games rất có thể tan thành thành mây khói. Nên nhớ rằng ở Asian Games 2006 và Olympic Bắc Kinh 2008, khi Hoàng Anh Tuấn đều giành ngôi á quân thì Om Yun Chol, sinh năm 1991, vẫn chưa lộ diện. Vì thế, để chuẩn bị cho Asian Games 17, cần có một kế hoạch  hoàn hảo và được thực thi một cách quyết liệt mới mong đem lại cho cử tạ Việt Nam ngôi vị cao.

Bên cạnh nỗi lo này, may mắn là cử tạ Việt Nam tìm thấy một tia hy vọng ở hạng cân 48kg nữ, khi lực sỹ Đỗ Thị Thu Hoài, sinh năm 1991, vươn lên hạng 4 thế giới và hạng 3 châu lục sau Tan Yayun (Trung Quốc) và Ryang Chun Hwa (Triều Tiên). Dù rằng khoảng cách thành tích giữa Thu Hoài và hai đối thủ lớn này lên tới 10kg nhưng  cô cũng kịp nới khoảng cách ở chừng đó với VĐV hạng 4 châu Á Mizuochi Honami (Nhật Bản). So với năm 2011, khi tham dự giải vô địch châu Á, Thu Hoài chỉ xếp hạng 9 châu lục với 165 kg tổng cử. Điều đó cho thấy, nếu cũng được đầu tư có chiều sâu, Thu Hoài cũng sẽ có khả năng giành huy chương Asian Games vào năm sau.

Như vậy với 3 HCĐ của  Kim Tuấn cùng 2 vị trí hạng 4 thế giới của Quốc Toàn,Thu Hoài, cử tạ Việt Nam cũng sẽ có “cửa” tranh chấp huy chương Asian Games không chỉ riêng ở hạng cân 56kg nam.