Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
Search
AYG Nanjing
16/08 - 24/08/2013
Trung Quốc
SEAGAMES 27
11/12 - 22/12/2013
Myanmar
NANJING
16/08 - 28/06/2014
Trung Quốc
Incheon
19/09 - 04/10/2014
Hàn Quốc
< 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ...  
THƯ VIỆN VIDEO
THƯ VIỆN ẢNH
Một pha tấn công của đội tuyển Cầu Mây nam

VOC.Sport

Label
Label
Label
Label
Môn thể thao
CÁC ĐẠI HỘI THỂ THAO

No Articles Found.
Tin tức
Phó chủ tịch UBOVN Hoàng Vĩnh Giang : ‘Thể thao Việt Nam sẽ đột phá ở ASIAD 2018’
Phó chủ tịch UBOVN Hoàng Vĩnh Giang : ‘Thể thao Việt Nam sẽ đột phá ở ASIAD 2018’
04/11/2017 18:19

Ngay sau Đại hội Thể thao trong nhà và Võ thuật châu Á Ashgabat 2017  kết thúc cuối tháng trước,  Thể thao Việt Nam đã lại bắt đầu tập trung hướng tới Đại hội quốc tế kế tiếp- Đại hội  thể thao lớn nhất châu lục lần thứ 18, ASIAD 2018 tại Indonesia tháng Tám năm tới. Theo PGS-TS Hoàng Vĩnh Giang- Phó chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam đồng thời là Phó chủ tịch Hội đồng Olympic châu Á OCA, Ashgabat 2017 chính là một bước đệm quan trọng để TTVN có thể vững bước tới ASIAD 2018 và Olympic 2020, đặc biệt trước mắt là ASIAD- đấu trường vô cùng khắc nghiệt mà đã hơn một thập kỷ kể từ sau ASIAD 2006, TTVN  trong hai kỳ Đại hội cuối phải hết sức chật vật mới giành nổi chỉ một HCV ở mỗi kỳ Đại hội.

Thưa TS Hoàng Vĩnh Giang, tại Ashgabat Đoàn TTVN đã giành được cả thảy 13 HCV, 8 HCB, 19 HCĐ vượt đến gấp đôi chỉ tiêu huy chương đặt ra ban đầu để vươn tới vị trí thứ  9 trong bảng xếp hạng cuối cùng của  65 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự, xin.ông có thể phân tích chi tiết thêm về thành quả này?

PCT UBOVN Hoàng Vĩnh Giang:  Xin được nhắc lại, Ashgabat 2017 là Đại hội mang tính lịch sử của châu Á khi lần đầu tiên ngoài toàn bộ 45 thành viên OCA tham dự (không kể Qatar bị cấm thi đấu) còn có sự góp mặt của 19 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Đại Dương cùng Đoàn vận động viên người tị nạn thi đấu dưới màu cờ Olympic.

Với Việt Nam,  không chỉ kết quả chung cuộc lọt  được vào Top 10, mà cả chất lượng những tấm HCV có được ở những nội dung thuộc hạng danh giá nhất đã góp phần  khẳng định và nâng cao hình ảnh của thể thao Việt Nam trong một Đại hội có thể gọi là liên châu Á- Đại Dương với tầm cỡ, quy mô lớn chỉ sau một Thế vận hội.

Những tấm huy chương danh giá đó có thể nhắc đến như 2 HCV cử tạ ở những hạng cân nhẹ sở trường tầm cỡ thế giới của Thạch Kim Tuấn, Trịnh Văn Vinh, tấm HCV điền kinh quý giá- nhảy xa của Nguyễn Tiến Trọng. Hay 2 HCV cùng cú đúp kỷ lục Đại hội của Ánh Viên dù bơi bể ngắn, tấm HCV  quyền đồng đội  Taekwondo. và cả HCV đầu tiên hạng cân nặng Kurash – môn võ đặc trưng vùng Trung Á sẽ có trong chương trinh thi đấu ASIAD  2018…

Và còn nữa, chiến thắng vang dội với 3 HCV cờ vua ở cả ba nội dung chính- cờ tiêu chuẩn, cờ nhanh và cờ chớp mà Lê Quang Liêm cùng đồng đội đã giành đươc khi hạ một loạt tay cờ hàng đầuTrung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Liên Xô cũ… hay cả những tay cờ rất mạnh bên kia Đại Dương, cũng đã tạo nên một điểm sáng đặc sắc của thể thaoViệt Nam tại Ashgabat.

Lần đầu tiên đoàn Việt Nam  tại một Đại hội thể thao quốc tế có  lượng vận động viên tham dự  bằng các nguồn  kinh phí từ  các liên đoàn, hiệp hội, các nhà tài trợ và tự túc còn lớn hơn kượng vận động viên tham dự bằng kinh phí nhà nước.  Thưa ông, sự kiện này có thể được coi là “điểm sáng” nữa của Ashgabat 2017,  đánh dấu  một bước tiến mới trong quá trình xã hội hóa thể thao ở Việt Nam?

PCT UBOVN Hoàng Vĩnh Giang:  Việc đầu tư có trọng điểm kinh phí nhà nước song song cùng cơ chế khuyến khích huy động các nguồn kinh kinh phí xã hội đã mang lại thành công cho TTVN tại Ashgabat. Đoàn tham gia thi đấu 14 môn tại Đại hội, trong đó chỉ có 5 môn- điền kinh, bơi, cử tạ, taekwondo, vật- nhà nước chi kinh phí, 9 môn còn lại tham dự bằng kinh phí xã hội hóa. Cơ  chế này đã tạo điều kiện cho hơn 100 VĐV các đội tuyển quốc gia được cọ xát thi đấu quốc tế chuẩn bị cho ASIAD18 đang đến gần và xa nữa là Olympic 2020, đồng thời chính cơ chế “mở cửa” cho 9 đội tuyển đã mang lại thêm những tấm HCV quý giá của cờ vua, bi-a, khiêu vũ thể thao, kurash…tao nên một sức mạnh tổng lực cho TTVN tại Ashgabat.Ở đây tôi cũng xin nhấn mạnh thêm, về nguyên tắc các đội tuyển quốc gia do nhà nước quản lý, và các VĐV, đội tuyển tham gia bằng kinh phí xã hội hóa giành được huy chương sẽ hoàn toàn xứng đáng được hưởng các chế độ đãi ngộ, thưởng tại đại hội theo quy định của nhà nước.

Còn chưa đầy 10 tháng đến ASIAD 2018, thưa ông, điều gì có thể rút ra từ Ashgabat 2017 này và cần thêm những kế hoạch tăng cường nào để chuẩn bị trong bối cảnh ở đấu trường quan trọng nhất châu lục vị thế TTVN đã 35 năm kể từ khi hội nhập trở lại ASIAD 1982 còn khá mờ nhạt, như ASIAD trước một loạt môn Olympic đang được Ngành dốc lực đầu tư vẫn  trắng tay HCV để cuối cùng chỉ có tấm HCV  duy nhất của whushu?

PCT UBOVN Hoàng Vĩnh Giang:  Trong lúc chờ bắn súng, cử tạ, bơi, điền kinh, thể dục, đấu kiếm… giành HCV ASIAD, chúng ta vẫn cần thêm một chiến lược huy chương chi tiết riêng cho những môn tiềm năng khác của Việt Nam có trong  chương trình ASIAD.

Ngoài karate mới  được đưa vào Olympic, ASIAD còn có riêng trong chương trình thi đấu  5 môn tiêu biểu của 5 khu vực châu lục: Kick boxing (Tây Á), wushu (Đông Á), kabadi (Nam Á), kurash (Trung Á)  và cầu mây (Đông Nam Á). Đây là những môn mà nếu nước đăng cai đề xuất tổ chức thì OCA phải chấp nhận và thường có nhiều đến hơn 10 bộ huy chương mỗi môn. Vấn đề là chúng ta sẽ chọn những môn nào trong số này để đầu tư,và đầu tư ở mức độ nào cho cả trước mắt và lâu dài là việc cần được đặt ra tính toán.

Trong 8 kỳ tham dự ASIAD kể từ sau đất nước thống nhất, TTVN mới giành được tổng cộng 11HCV, trong đó 7 HCV thuộc về các môn võ-  karate (4), taekwondo (2) , wushu (1), và 4 HCV của các môn cầu mây(2), bi-a (1) và thể hình(1). Nhưng tôi tin ASIAD tiếp tới sẽ khác. Trong danh sách các môn thể thao ASIAD 18 được OCA chốt lại trong phiên họp tại Ashgabat, riêng võ có một loạt môn thế mạnh của TTVN -  karate, taekwondo, wushu, pencak silat, kurash. Đặc biệt là pencack silat, môn quốc võ của chủ nhà Indonesia nhưng cũng chính là môn tiềm năng vào hạng bậc nhất của TTVN, sẽ có tới 16 bộ huy chương.  Ngay bây giờ đã cần xắn tay sàng lọc VĐVcũng như những nội dung phù hợp để tăng cường chuẩn bị. Và tôi cũng tin, các môn võ thế mạnh cùng các môn đầu tư trọng điểm Olympic đến độ chín sẽ mang lại một loạt HCV, tạo nên một cuộc đột phá  bấy lâu chờ đợi cho thể thao Việt Nam tại Indonesia năm tới./.